Quan niệm văn hóa Liếm_dương_vật

Nuốt tinh dịch

Cuối năm 1976, một số bác sĩ đã khuyên phụ nữ mang thai vào những tháng thứ tám và chín không nuốt tinh dịch vì nó gây ra tình trạng sinh non,[33] mặc dù bây giờ việc nuốt tinh trùng được cho là an toàn cho sản phụ.

Nuốt tinh dịch có tầm quan trọng trong một số nền văn hoá trên thế giới. Trong nền văn hoá Baruya, có một nghi thức bí mật trong đó các cậu bé sẽ bú dương vật của những người đàn ông trưởng thành và uống tinh dịch của họ, "nhằm mục đích có thêm nam tính trước hôn nhân".[34] Trong cộng đồng người SambiaPapua New Guinea, bắt đầu từ 7 tuổi, tất cả nam giới thường xuyên phải chấp nhận việc được các thanh thiếu niên bú liếm dương vật trong tiến trình trưởng thành của nam giới với sáu giai đoạn, vì người Sambia tin rằng việc nam thiếu niên thường xuyên nuốt tinh trùng người lớn là điều cần thiết để thiếu niên bước vào tuổi dậy thì được trưởng thành về giới tính và nam tính. Đến thời điểm các thiếu niên này bước vào tuổi dậy thì, đến lượt họ lần lượt tham gia vào việc truyền tinh dịch của mình cho những thiếu niên trẻ hơn.[35][36]

Trinh tiết

Tình dục đường miệng thường được sử dụng để bảo toàn trinh tiết, đặc biệt trong các cặp đôi dị tính, điều này thỉnh thoảng được gọi là trinh tiết kỹ thuật (mà bao gồm cả tình dục hậu môn, thủ dâm lẫn cho nhau và các hình thức tình dục không xâm nhập khác, chỉ trừ tình dục dương vật-âm đạo).[12][13][14][37] Khái niệm "trinh tiết kỹ thuật" hoặc kiêng tình dục thông qua tình dục đường miệng đặc biệt phổ biến trong giới trẻ,[14][23][38] đặc biệt với các cô gái trẻ, vốn không chỉ liếm dương vật bạn trai để giữ trinh tiết cho mình, mà còn tạo cảm xúc gần gũi hoặc để tránh thai.[14] Các lý do khác cho việc thực hiện liếm dương vật trở nên phổ biến đối với các cô gái trẻ là sức ép của bạn bè và đây là hành vi khởi đầu cho các hoạt động tình dục của họ.[14] Những đàn ông đồng tính cũng thường coi việc liếm dương vật là cách để giữ gìn trinh tiết của họ, trong khi coi việc quan hệ tình dục hậu môn như là một hành vi làm mất trinh tiết của mình, trong khi một số đàn ông đồng tính khác coi việc này là một hành vi tình dục chính của họ.[12][15]

Truyền thống

Mô tả liếm dương vật trên Attic red-figure kylix, khoảng 510 TCNTình dục đường miệng trong Kama Sutra

Galienus coi việc liếm dương vật là mang tính chất tình dục đồng giới nữ vì phụ nữ trên đảo Lesbos đã đưa ra khái niệm dùng miệng để tạo khoái cảm tình dục.[39]

Kama Sutra - sách tình dục Ấn Độ cổ, từ thế kỷ 1, đã mô tả tình dục đường miệng[40] với mô tả chi tiết việc liếm dương vật (dành hẳn 1 chương mô tả auparishtaka (hoặc oparishtaka), "làm tình bằng miệng")[41] và chỉ nhắc đến liếm âm hộ rất ít. Tuy nhiên, theo Kama Sutra, liếm dương vật trên hết là một đặc điểm của hoạn quan (hoặc, theo các bản dịch khác, về những người đồng tính luyến ái hoặc chuyển giới giống như Hijra của Ấn Độ hiện đại). Hai dạng người này sử dụng miệng của họ để thay thế cho cơ quan sinh dục nữ.

Tác giả của Kama Sutra nói rằng việc liếm dương vật cũng được thực hiện bởi "những người phụ nữ không thanh khiết", nhưng đề cập rằng có những lo ngại truyền thống phổ biến về việc đây là một tập tục đồi bại hoặc ô uế, với những người áp dụng hành vi này được biết là những người yêu nhau ở nhiều nơi trên đất nước Ấn Độ. Tác giả dường như đồng ý với những thái độ này, cho rằng "một người khôn ngoan" không nên tham gia vào hình thức giao hợp đó trong khi thừa nhận rằng nó có thể phù hợp trong một số trường hợp không xác định.

Văn hóa Moche của Peru cổ đại tôn thờ cuộc sống hàng ngày bao gồm các hành vi tình dục. Họ miêu tả hành vi liếm dương vật trên các đồ gốm.[42]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liếm_dương_vật http://www.babycenter.com/400_is-it-safe-to-swallo... http://badgerherald.com/artsetc/2003/04/09/the_age... http://www.kamashastra.com/kama209.htm http://www.merriam-webster.com/dictionary/fellatio... http://www.sacred-texts.com/cla/priap/prp105.htm http://www.sex-lexis.com/Sex-Dictionary/irrumatio http://faculty.mdc.edu/jmcnair/Joepages/The%20Samb... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10706945 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17272611 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17494927